Những lỗi thiết kế và trang trí mà các cửa hàng hay mắc phải
Một số nhà hàng đã thử nghiệm và nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Nhưng nhiều nhà hàng lại gặp thất bại về những điều cơ bản nhất, khi mà khách hàng lần đầu tiên bước vào nhà hàng, nếu họ có ấn tương không tốt về mọi thứ xung quanh thì chắc chắn cơ hội để lần sau họ quay lại nhà hàng của bạn là không cao. Đừng đánh giá thấp các thiết kế và trang trí tại cơ sở của bạn; nó sẽ ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng nhiều hơn là bạn tưởng đấy!
Sai lầm 1: Nội thất trông rẻ tiền
Một trong những sai lầm lớn của chủ nhà hàng là có quan điểm: “Muốn sang trọng thì phải đắt tiền”. Trên thực tế lại không hẳn như vậy, đó còn tùy thuộc vào cách sắp xếp, ý tưởng thiết kế và những mẫu thiết kế bạn chọn.
Một nhà hàng có nội thất trông rẻ tiền khiến thực khách không muốn ngồi xuống thể thưởng thức bữa ăn cho dù nó có ngon đến đâu chứ chưa nói đến việc họ có quay lại nhà hàng của bạn hay không?
Lý do khiến nội thất nhà hàng là phần mất điểm trầm trọng trong mắt khách hàng trong lần đầu tiên đến quán có thể là từ:
Chủ nhà hàng tiết kiệm chi phí thiết kế. Họ không muốn đầu tư quá nhiều vào nội thất bên trong quán mà chú trọng nhiều hơn có thể đến chất lượng dịch vụ, món ăn hay những chương trình, sự kiện liên quan.
Chủ nhà hàng không có con mắt nghệ thuật. Anh ta/cô ta đầu tư rất nhiều tiền vào thiết kế nhà hàng nhưng lại không biết làm thế nào cho nó xứng đáng với chi phí mình bỏ ra. Điều này có thể dễ dàng khắc phục với việc thuê một đội ngũ tư vấn thiết kế cho nhà hàng thay vì tự làm mọi chuyện mà chẳng biết nó thực sự có phù hợp hay không?
Lý do cuối cùng cũng thường xảy đến khi nội thất quán phụ thuộc nhiều vào phong cách và thời điểm nhà hàng được xây dựng.
Sai lầm 2: Hệ thống ánh sáng quá tồi
Tôi đã từng ở trong những nhà hàng mà tôi có thể đem ví nó như những nhà tang lễ. Nhiều chủ nhà hàng không hề hay biết, cửa sổ chính là chi tiết đẹp nhất ở bất cứ nhà hàng nào, nó mang đến một tầm nhìn cho những thực khách bên trong, kết nối không gian trong và ngoài. Những nhà hàng có nhiều cửa số phóng tầm mắt và khung cảnh đẹp và đầy đủ ánh sáng tự nhiên sẽ được nhiều thực khách yêu thích hơn; thay vì bạn sử dụng quá nhiều thiết bị chiếu sáng.
“Đủ sáng” ở đây có nghĩa là thực khách có thể dễ dàng đọc được bất cứ thứ gì, không chỉ là thực đơn. Hiện nay, rất nhiều người đến nhà hàng ăn uống nhưng vẫn mang theo bên mình một cuốn sách, tờ báo hoặc giấy tờ trường học, văn phòng. Nhưng bạn cũng không nên sử dụng ánh sáng quá gắt, khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Ánh sáng cần vừa đủ để che giấu những nhược điểm trên khuôn mặt khi bạn đối diện với người yêu.
Hãy nhớ rằng tại một số điểm, đèn là vật thể sáng nhất trong phòng, vì thế, nó sẽ nhận được sự chú ý từ nhiều phía. Hãy giữ cho nó sạch sẽ và đẹp nhất trong mọi góc nhìn. Nói ra điều này có vẻ buồn cười nhưng đôi khi những nhà hàng sạch nhất cũng quên đi chi tiết này. Một bóng đèn bụi bặm hay dính mạng nhện sẽ làm giảm giá trị nhà hàng của bạn, thực khách đương nhiên sẽ không thể an tâm ngồi ăn dưới một chiếc bóng đèn như vậy.
Sai lầm 3: Thảm chất lượng kém
Việc đầu tư vào thiết kế nhà hàng cũng là việc bạn dành thời gian để chọn một chiếc thảm ưng ý. Thảm ở đây có thể để lót trên những chiếc ghế hoặc một số nhà hàng cao cấp hơn còn có thảm trải sàn. Những tấm thảm cũng đại diện và làm toát lên thiết kế nhà hàng của bạn.
Một tấm thảm đẹp có màu sắc phù hợp với phong cách quán thôi chưa đủ, nó còn phải khiến khách hàng cảm thấy hài lòng. Điều này ảnh hưởng lớn đến cảm nhận của khách hàng khi thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng bạn. Ngược lại, khách hàng có thể chẳng dám bước chân vào hoặc ngồi xuống ghế nếu như họ cảm thấy khoogn thoải mái.
Sai lầm 4: Không có những không gian phòng riêng biệt
Những căn phòng không tốn của bạn quá nhiều diện tích với những chức năng riêng biệt cho thể làm nhà hàng của bạn chuyên nghiệp hơn rất nhiều lần. Chẳng hạn như, với những buổi tụ tập họp mặt gia đình; một cuộc kí kết hợp đồng sẽ cần những không gian riêng. Khách hàng sẽ đánh giá cao nhà hàng của bạn nếu nhận thấy những chi tiết này. Bạn có thể phân vùng một đến hai không gian trống để tùy cơ sử dụng. Đó có thể là phòng cách âm hoặc có những cách trang trí khác lạ phục vụ cho nhóm khách hàng chuyên biệt như người già hay trẻ em.
Có rất nhiều khách hàng có sở thích hút thuốc lá. Điều này gây phiền toái với những người xung quanh đặc biệt trong một không gian đóng như nhà hàng thì càng khó chịu. Tuy nhiên, bạn không thể cấm những vị khách đó đến nhà hàng của mình bởi họ cũng là những “thượng đế”. Để đối phó với vấn đề này, ngoài việc treo một tấm bảng cấm hút thuộc hoặc đưa nó vào trong quy định của nhà hàng, bạn có thể dành những không gian để hút thuốc riêng biệt cho những người này. Làm thế, bạn sẽ khiến tất cả mọi người thấy thoải mái kể cả người hút thuốc lẫn những thực khách khác. Một số nhà hàng đã thử nghiệm và nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Còn một số vấn đề phiền toái khác như những tiếng chuông điện thoại dai dằng, tiếng trẻ em khóc thét, những tiếng cười khúc khích hay ồn ào của máy tính xách tay. Bạn không cần phải có những không gian riêng biệt nhưng cũng nên cần có những vách ngăn nhỏ dành cho những trường hợp này để không làm phiền đến những thực khách khác.
Sai lầm 5: Hệ thống âm thanh dở tệ
Bạn không cần thiết phải đầu tư một dàn âm thanh khủng với sự bố trí hệ thống loa xung quanh không gian nhà hàng trừ phi mô hình bạn đang kinh doanh là một quán bar. Âm thanh không được quá lớn để khách hàng có thể nói chuyện trong lúc thưởng thức bữa ăn nhưng nó cũng không được quá nhỏ.
Hệ thống âm thanh cũng phụ thuộc nhiều vào phong cách nhà hàng của bạn.
Sai lầm 6: Không gian quá lạnh lẽo
Đừng biến nhà hàng của bạn thành một căn bếp lạnh lẽo nhưng đương nhiên, nó cũng không thể nhộn nhịp như một quán bar được. Những thực khách không bao giờ muốn mặc áo khoác trong khi thưởng thức bữa ăn. Họ muốn thoải mái nhất có thể. Nhiệt độ trong phòng nên là một trong những yếu tố chủ nhà hàng cần quan tâm nhất.
Sai lầm 7: Cách trang trí lộn xộn, không nhất quán
Nếu bạn đang thuê lại một địa điểm cũ để làm nhà hàng của mình, khi nghĩ đến việc thiết kế, bạn nên bỏ đi toàn bộ những tàn tích cũ để dễ dàng nhìn nhận, thống nhất việc thiết kế hơn. Còn đối với những địa điểm thuê mới, chủ nhà hàng cũng cần xây dựng kế hoạch rõ ràng, định hình sẵn chủ đề và ý tưởng trước khi bắt tay vào công đoạn thiết kế.
Chẳng khách hàng nào cảm thấy hài lòng và muốn ở lại lâu trong một không gian lộn xộn, không có thể thống nhất. Họ cảm thấy sự nghiệp dư và thiếu tôn trọng thực khách. Thiết kế nhà hàng đồng nhất cũng là cách bạn xây dựng hình ảnh nhà hàng trong mắt khách hàng, họ sẽ nhớ đến bạn nhiều hơn với một phong cách thay vì là phong cách nào bạn cũng muốn sở hữu một chút.
Leave a Reply